NGÀNH LUẬT – DỊCH VỤ PHÁP LÝ

  1. NGÀNH LUẬT – DỊCH VỤ PHÁP LÝ LÀ GÌ ?

Luật – dịch vụ pháp lý hiểu đơn giản là ngành nghề cung cấp về các dịch vụ pháp lý, pháp luật, nhằm cung cấp các giải pháp về vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong xã hội liên quan đến quyền lợi. Nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp về dân sự, hành chính, kinh doanh của cá nhân,doanh nghiệp.

 

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CAO ĐẲNG SÀI GÒN GIA ĐỊNH
  • Về kiến thức chuyên môn: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Luật Thương mại, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng,Luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Luật sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh,Luật Đất Đai
  • Kỹ năng mềm như Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại, lao động; Kỹ năng đàm phán; Kỹ năng tư vấn pháp luật
  • Có khả năng áp dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn dưới sự dẫn dắt của các pháp chế công ty
  • Có khả năng phối hợp làm việc với nhóm pháp chế công ty
  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo
  • Có kỹ năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng…

  1. MÔ TẢ CÔNG VIỆC
  • Thực hiện được công tác quản lý hộ tịch, hòa giải;
  • Thực hiện thành thạo các kỹ năng: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện công tác hòa giải và chứng thực ở cơ sở;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký, thành lập các loại hình doanh nghiệp; trình tự, thủ tục và hướng giải quyết các tranh chấp xảy ra liên quan đến các lĩnh vực: dân sự, lao động, đất đai, mua bán hàng hóa, sở hữu tài sản, thừa kế
  • Soạn thảo và kiểm tra tính pháp lý của các loại văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng như có được khả năng tư vấn và soạn thảo các loại hợp đồng và đơn khởi kiện…

 

  1. VỀ NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ TRÁCH NHIỆM
  • Nhận thức được vị trí, trách nhiệm của mình, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao
  • Chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế tại nơi làm việc
  • Trung thực, thẳng thắn, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, say mê với công việc
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong chuyên nghiệp và tuân thủ các quy định về bảo mật
  • Ngoài ra, người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp

 

  1. VỊ TRÍ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP
  • Chuyên viên pháp luật tại UBND cấp huyện, xã
  • Cán bộ tư pháp, cán bộ pháp chế cấp huyện, xã
  • Nhân viên văn phòng ở các Văn phòng Luật sư, văn phòng Thừa phát lại, Văn phòng tư vấn pháp luật
  • Thư ký ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

 

  1. HỒ SƠ XÉT TUYỂN
 

1.        HỌC BẠ THCS/THPT (photo)

2.        BẰNG TỐT NGHIỆP THCS/THPT (sao y công chứng)

3.        GIẤY KHAI SINH (photo)

4.        CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (photo)

5.        4 ẢNH THẺ 2×3 (ghi rõ họ tên và ngày tháng năm sinh mặt sau)