Đại học hay Cao đẳng: Lựa chọn nào cho các sĩ tử?

Đối với các bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp THPT hoặc đã nhận bằng THPT nhưng chưa đi học thì việc lựa chọn Đại học hay Cao đẳng cũng là vấn đề đang được quan tâm.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2019, số thí sinh đăng ký dự thi 887.104; Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (tỷ lệ 73,62% số đăng ký dự thi) là 653.128. Toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là 411.603 đạt 77,70%. Tuy nhiên, chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 70%; 66,20% số trường đạt trên 50% chỉ tiêu.

Tại TP.HCM, trong năm 2019, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đã đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động 247.366 người sau tốt nghiệp các trình độ, trong đó có 50.699 sinh viên. Về tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, bình quân có khoảng 81,76% sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo ở khối trường Cao đẳng.

Nhìn vào con số trên, thấy rõ ràng xét tuyển vào Đại học không còn là ưu tiên, thay vào đó các trường Cao đẳng dường như đang là sự lựa chọn phù hợp hơn. Thời gian đào tạo không quá dài, nội dung đào tạo trọng tâm, việc làm được bố trí đúng ngành nghề. Có khả năng làm việc với mức thu nhập ổn định từ sớm.

Chương trình Cao đẳng

Hiện nay khi học chương trình Cao đẳng, người học chỉ cần học trong vòng 1,5 đến 3 năm. Được đào tạo các kỹ năng thực tiễn để có thể đi làm từ sớm. Hầu hết sinh viên học Cao Đẳng đều đi làm và có mức thu nhập ổn định sớm hơn các sinh viên học hệ Đại học.

Đối với một số cơ sở đào tạo hệ Cao đẳng có liên kết với các tập đoàn lớn, sinh viên theo học tại trường sẽ được bố trí việc làm trong quá trình học. Chính vì thế, tỷ lệ sinh viên học tại các cơ sở đào tạo này có việc đúng ngành nghề được đào tạo là gần 90%.

Sinh viên được bố trí việc làm song song với việc học tập các kiến thức nền tảng. Được bố trí việc làm đúng ngành nghề được đào tạo. Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình học sinh viên vừa có kiến thức nền tảng vững vàng, vừa có kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn có khả năng hội nhập tốt trong công việc.

Chương trình Đại học

Điểm đầu vào của các trường Đại học liên tục tăng mạnh và các chỉ tiêu ngày càng khắt khe đã khiến cho Đại học không còn là ưu tiên của các bạn học sinh.

Tuyển sinh theo tiêu chuẩn khắt khe, thông qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, một số trường có xét tuyển hồ sơ, học bạ theo quy định của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo thường từ 4 đến 6 năm và dài hơn đối với các ngành nghề chuyên biệt như Y khoa.

Kiến thức đào tạo chuyên sâu nhưng thiếu thực tế để áp dụng trong công việc. Sinh viên mới ra trường mức lương thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm trong làm việc thực tế.

Dưới đây, tổng hợp bảng so sánh giữa Đại học và Cao Đẳng để các bạn học sinh và phụ huynh có cái nhìn khách quan hơn.

Dù lựa chọn Đại học hay Cao đẳng thì bản thân mỗi học sinh, sinh viên đều cần phải tự rèn luyện những tố chất riêng cho bản thân để có thể được trọng dụng khi đi làm tại các doanh nghiệp.

 

Thứ nhất, rèn luyện kỷ luật bản thân. Sống, học tập và làm việc có kế hoạch rõ ràng. Tuân thủ và nghiêm khắc với chính bản thân mình,

Thứ hai, tích lũy cho bản thân các kinh nghiệm thực tiễn trong công việc. Không đơn thuần chỉ là học các kiến thức nền tảng trên lớp, học và rút kinh nghiệm từ thực tiễn giúp hoàn thiện và bắt kịp công việc tại các doanh nghiệp cho các bạn hiện nay.

Thứ ba, rèn luyện cho bản thân các kỹ năng hội nhập. Các kỹ năng mềm về giao tiếp và ngoại ngữ là vô cùng quan trọng trong thời kỳ kinh tế hội nhập hiện nay, chính vì thế cần rèn luyện và học tập các kỹ năng mềm ngay từ sớm.

Trang bị cho bản thân đầy đủ cả về kiến thức kỹ năng ngay từ sớm. Lựa chọn môi trường đào tạo phù hợp với bản thân mình để học đúng ngành – làm đúng nghề.

Nguồn. Hoahoctro                                                                    P.V